Điều trị tủy răng (chữa tủy răng)

Điều trị tủy răng (chữa tủy, lấy tủy răng) là khá phổ biến trong nha khoa nhưng với khách hàng thì đây là thuật ngữ khá xa lạ và ngay cả những thông tin công bố trên mạng xã hỗi, WEBSITE cũng không có độ chính xác cao.

Trong nội dung bài viết này, bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (Hiệp hội thẩm mỹ nha khoa Hoa Kỳ) sẽ có những chia sẽ chi tiết và chính xác nhất về điều trị trủy và các vấn đề liên quan. Nội dung gồm:

  • Khi nào thì cần điều trị tủy răng (chữa tủy)
  • Phương pháp điều trị tủy đúng cách với hiệu quả cao.
  • Các sai lầm phổ biến khi chữa tủy
  • Trả lời 6 câu hỏi phổ biến nhất về chữa tủy

KHI NÀO CẦN ĐIỀU TRỊ TỦY (LẤY TỦY RĂNG) ?

Điều trị tủy là gì?

Điều trị tủy răng (hay còn gọi là lấy tủy răng) được biết đến với 2 hình thức:

  • Lấy tủy bị viêm nhiễm hoạc hoại tử tủy răng
  • Lấy tủy sống (tủy không bị viêm nhiễm) nhưng bắt buộc phải lấy tủy để phục vụ một số công việc điều trị (ví dụ như một số trường hợp bọc răng sứ phải lấy tủy).

Điều trị tủy là việc lấy sạch tủy (tủy viêm hay tủy sống) trong buồng tủy răng, sau đó cách lý ống tủy của răng đó và đồng thời bịt kín buồn tủy không cho vi khuẩn hay thức ăn xâm nhập vào buồng tủy đã lấy tủy.

Các trường hợp cần điều trị tủy răng (lấy tủy răng)

Điều trị tủy răng được chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Viêm tủy răng không hồi phục: tủy đã bị viêm nhiễm một phần và không còn khả năng hồi phục
  • Tủy răng đã hoại tử hoàn toàn và có thể có các biến chứng đi kèm
  • Lấy tủy để phục vụ bọc răng sứ thẩm mỹ: Bọc răng sứ theo nguyên tắc là hạn chế việc lấy tủy. Tuy nhiên mọt số trường hợp bắt buộc (bọc sứ cho răng xô lệch hơi nhiều) thì bắt buộc phải lấy tủy để đảm bảo răng sau bọc sứ không vị viêm tủy hoặc đau nhức.
(Viêm tủy không phục hồi bắt buộc phải lấy tủy một cách triể để)
(Viêm tủy hoại tử có thể đi kèm các biến chứng bắt buộc phải chữa tủy và điều trị biến chứng)
(Một số trường hợp bọc răng sứ buộc phải lấy tủy, trường hợp này buộc phải lấy tủy 2 răng)

Câu hỏi quan trọng: Răng sau khi đã lấy tủy có bị ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi thọ hay sức nhai hay không? Câu hỏi này sẽ được giải đáp ở phần sau của bài viết này.

ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG (LẤY TỦY RĂNG) HIỆU QUẢ

Điều trị tủy răng (lấy tủy răng) không quá phức tạp nhưng đòi hỏi phải được làm đúng kỹ thuật, thực hiện một cách tĩ mĩ nhất. Điều trị tủy phải đảm bảo răng không bị tái viêm tủy, không gây đau nhức về lâu dài và bảo vệ cho răng khỏe trong lâu dài. Muốn vậy, việc chữa tủy phải kiên quyết đảm bảo 4 yêu cầu sau:

  • Lấy tủy một cách triệt để ở răng được chữa tủy, tuyệt đối không để sót tủy. Việc lấy tủy không triệt để thì nguy cơ rất cao sẽ bị viêm tủy hoặc tái viêm tủy hây đau nhức và các biến chứng đi kèm.
  • Cách ly một cách triệt để giữa buồng tủy đã được lấy tủy với ống tủy khác (công đoạn này gọi là bít ống tủy).
  • Cách ly triệt để buồng tủy của răng đã lấy tủy với môi trường bên ngoài để tranh vi khuẩn xâm nhập vào buồng tủy đã lấy tủy
  • Có biện pháp bảo về mô răng của răng đã lấy tủy.

Chúng ta có thể tham khảo quy trình chữa tủy áp dụng tại một số nha khoa uy tín như Peace Dentistry, Nha khoa Dr.Hùng, Nha khoa WESCOAST, nha khoa Minh Khai:

(Quy trình điều trị tủy – lấy tủy chuẩn được khuyến nghị bởi các tổ chức nha khoa hàng đầu thế giới)

Quy trình này áp dụng cho các trường hợp: chữa tủy cho răng bị viêm tủy không hồi phục, chữa tủy cho một số trường hợp bọc răng sứ, chữa tủy cho các trường hợp viêm tủy có biến chứng.

Tiến trình chi tiết:

  • Bước 1: Khám và chụp phim
  • Bước 2: Gây tê và dùng dụng cụ nha khoa mở buồng tủy
  • Bước 3: Bác sĩ sẽ làm sạch khuẩn ở vùng bị viêm và lấy sạch tủy ở trong ống tủy răng (của răng bị viêm tủy). Điều trị các vùng bị viêm nhiễm do biến chứng viêm tủy nếu có.
  • Bước 4: Đóng ống tủy của răng (cách ly ống tủy của răng này với các ống tủy răng)
  • Bước 5: Khôi phục mô răng bị tổn thương (lỗ sâu hoặc chỗ gãy, vỡ) bằng phương pháp trám hoặc phục hình răng sứ

Hiệu quả: Chữa tủy một cách triệt để, không viêm tủy hoặc tái viêm tủy, răng được hồi phục và bảo vệ tốt, đảm bảo sức khỏe răng lâu dài.

(Chữa tủy và phục hình răng bằng bọc răng sứ răng là biện pháp ưu việt nhất)

MỘT SỐ SAI LẦM PHỔ BIẾN TRONG VIỆC CHỮA TỦY

Hiện nay, theo thôn tin từ một số nha sĩ nhiều năm kinh nghiệm tại Tp.HCM, thực trạng chữa tủy không đúng cách khá phổ biến tại nhiều nha khoa. Một số sai lầm phổ biến trong việc chữa tủy:

  • Chỉ định sai về chữa tủy: Có những trường hợp không cần thiết phải chữa tủy nhưng bác sĩ vẫn chỉ định chữa tủy. Hoặc ngược lại, có những trường hợp bắt buộc phải chữa tủy thì bác sĩ lại không chữa tủy.
  • Chữa tủy không triệt để: Đây là sai lầm khá phổ biến, bác sĩ đã không lấy một cách triệt để tủy trong buống tủy dẫn đến nguy cơ viêm tủy hoạc tái viêm tủy.
  • Bít ống tủy hoặc đóng buồng tủy không đúng cách
  • Chỉ định sai phương pháp sau khi răng đã lấy tủy. Răng đã chữa tủy thì cần phải được phục hình răng sứ, các giải pháp như trám răng sau khi răng đã chữa tủy sẽ không thể bảo vệ phần mô răng đã lấy tủy. Từ đó làm cho răng nhanh bị vôi hóa và mục, gãy, vỡ.

6 CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM TỦY RĂNG ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT

Sau đây là những câu hỏi được hỏi nhiều nhất tại khoa Nha tổng quát Peace Dentistry

1. Lấy tủy răng giá bao nhiêu?

Theo công bố từ một số nha khoa uy tín tại Tp.HCM như: Bệnh viện Răng Hàm Mặt Tp.HCM, Nha khoa Peace Dentistry, Nha khoa Dr. Hùng, nha khoa Minh Khai, Nha khoa Lan Anh, Nha khoa 2000….thì giá lấy tủy răng (chữa tủy) sẽ giao động từ giá lấy tủy răng dao động từ 800.000 VNĐ – 2.500.000 VNĐ tùy vào từng nha khoa.

2. Răng đã lấy tủy có ảnh hưởng gì không?

Trước hết, phải khẳng định: Răng lấy tủy tức là răng đã chết, sẽ bị sừng hóa dần theo thời gian và trở nên giòn hơn. Do đo, nếu răng lấy tủy mà không có các can thiệp khác (không phục hình răng sứ) thì sau khoảng 15 – 20 năm răng sẽ trở nên giòn và dễ gãy vỡ khi ăn nhai.

Cách tốt nhất để giúp răng lấy tủy vẫn sử dụng lâu dài đó là bọc một mão sứ bên ngoài răng lấy tủy. Các mão sứ này có khả năng chịu lực gấp 4 – 8 lần răng thật sẽ là lớp bảo vệ răng tốt nhất. Chúng ta có thể thoái mái ăn nhai mà không lo lắng vấn đề răng bị gãy hay vỡ.

3. Lấy tủy răng có đau không?

Trước khi lấy tủy răng, người bệnh sẽ được gây tê vùng điều trị nên người bệnh sẽ không có cảm giác đau. Thông thường thuốc tê sẽ hết tác dụng sau khoảng 2 giờ, lúc này chúng ta sẽ có cảm giác hơi đau và ê. Vì vậy, với những người “rất sợ đau” sẽ được bác sĩ kê thêm thuốc giảm đau.

Nói chung, chúng ta không có gì phải lo lắng quá về việc đau khi chữa tủy.

4. Răng lấy tủy có nên trám răng hay bọc răng sứ không?

Răng đã lấy tủy thì không chỉ định trám răng, dù trám bằng phương pháp nào thì đó cũng không phải là chỉ định tối ưu. Trám răng sau khi lấy tủy sẽ không thể bảo vệ răng tốt, răng sẽ nhanh bị vôi hóa, mục, vỡ, gãy.
Như đã nêu trên, răng đã lấy tủy thì nên được bọc lại bằng răng sứ, điều này giúp duy trì tuổi thọ của răng. Mão sứ bên ngoài giúp bảo vệ răng lấy tủy như một chiếc áo giáp.

5. Răng lấy tủy bị đau trở lại là do vấn đề gì?

Răng đã lấy tủy và lấy tủy đúng kỹ thuật và triệt để thì chắc chắn không thể bị viêm tủy trở lại. Lấy tủy xong mà vẫn bị đau thì nguyên nhân là do bác sĩ đã lấy tủy chưa triệt để, chưa đúng kỹ thuật từ đó gây viêm tủy trở lại. Nếu bị viêm tủy trở lại thì bạn cần đến nha khoa uy tín để điều trị tủy cho triệt để.

6. Bọc răng sứ khi nào mới cần lấy tủy?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh: Bọc răng sứ thì nguyên tắc đầu tiên đó là hạn chế tối đa việc mài răng và hạn chế tối đa việc lấy tủy. Nhưng trong một số trường hợp bắt buộc phải lấy tủy như:

  • Bọc răng sứ cho răng bị viêm tủy (viêm tủy có thể do sâu răng hoặc chấn thương răng)
  • Bọc răng sứ cho răng có xô lệch nhưng vẫn nằm trong giới hạn có thể bọc răng sứ. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ mài nhiều răng hơn so với các răng đều đặn, do đó, cần phải chữa tủy để đảm bảo răng sau bọc sứ không viêm tủy. Việc lấy tủy trong trường hợp này nếu làm đúng thì khách hàng cũng không cần phải lo lắng, răng đã lấy tủy sẽ được mão sứ bảo vệ rất tốt, vẫn đảm bảo sức nhai, sức khỏe và tuổi thọ lâu dài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *