Hô là tình trang khá phổ biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ khuôn mặt, nụ cười, hàm răng và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Hiện nay, với sự phát triển của y học và đặc biệt là ngành nha khoa, việc điều trị hô mang lại hiệu quả cao mà không tốn quá nhiều chi phí.
Bác sĩ Bùi Tuần Anh (chuyên gia trong lĩnh vực chỉnh nha niềng răng, người đã trực tiếp điều trị hơn 1000 trường hợp hô) sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về hiện tượng hô và cách thức điều trị.
HÔ LÀ GÌ VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA HÔ?

Hô là hiện tượng nói chung khi răng hoặc hàm trên bị đưa ra ngoài so với hàm dưới và so với tổng thể khuôn mặt. Răng hô làm cho hàm răng và khuôn mặt trở nên mất cần đối và ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai. Cụ thể biểu hiện của hô:
- Răng mọc sai thế và sai hướng (hường ra ngoài): Khi những chiếc răng và hàm không mất cân đối với nhau và với khuôn mặt, nhưng các răng mọc lại bị kênh lên nhau, xoay chiều,vênh sang bên sẽ khiến cho môi bị đội lên gây cười hở lợi tạo cảm giác bị hô nhẹ.
- Hàm/răng không cân đối so với khuôn mặt: Trước hết hãy nhìn các góc nghiêng, nếu thấy đường kéo từ trán xuống tới miệng là một đường trượt ra phía trước thì khả năng răng hô là rất cao. Tiếp đó hãy nhìn ảnh chụp từ trên xuống, nếu bạn nhìn thấy miệng hoặc cằm của mình thì cũng có khả năng là đã bị hô.
- Lệch khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới: Bạn thử ngậm khít hai hàm răng lại với nhau, nếu như hàm răng dưới phủ ngoài hàm răng trên thì có nghĩa đã bị hô ngược (tức là móm). Nếu hàm răng trên ở ngoài hàm răng dưới nhưng thử cảm nhận xem rìa răng cửa hàm dưới có chạm vào khoảng 1/3 thân trong của răng cửa hàm trên không. Nếu chạm cao hơn và sâu hơn,hoặc chạm hẳn vào nướu thì khả năng đã bị hô.
- Mất cân đối giữa cung răng và cung hàm: Ảnh chụp nghiêng răng sẽ cho bạn thấy rõ điều này. Nếu bạn thấy từ chân răng xuống tới rìa răng không tạo thành một đường song song với phương thẳng đứng thì có nghĩa là răng đã mọc vểnh ra ngoài, mất cân xứng với xương hàm nên gây ra hô vẩu.
PHÂN LOẠI HÔ THEO NGUYÊN NHÂN
Hiện tượng hô có thể đến từ 3 nguyên nhân: hô do răng, hô do hàm và hô do cả răng và hàm. Và chúng ta cung phân hiện tượng hô thành 3 dạng: hô răng, hô hàm, hô do răng và hàm
- Hô răng: Vùng nướu phủ lên chân răng không bị gồ lồi ra và răng mọc vểnh ra ngoài, không song song với phương thẳng đứng.

- Hô hàm: Răng mọc ra có thế thẳng với xương hàm, vùng nướu phủ lên chân răng gồ ra ngoài. Khi các răng rất đều đặn trên cùng một hàm nhưng ở ảnh chụp nét mặt nhìn nghiêng khuôn miệng nhô ra trước so với mũi và trán thì ắt hẳn bạn có tình trạng hô và thường là hô xương. Cười bị lộ nướu nhiều.
- Hô do răng và hàm: Hàm trên cũng đưa ra ngoài so với hàm dưới và không cân đối so với tổng quan khuôn mặt, răng cũng bị mọc chìa ra phía ngoài. Với trường hợp này thì có thể nguyên nhân do hàm nhiều hơn hoặc cũng có thể do răng nhiều hơn.

Để xác định được loại hô và nguyên nhân hô thì cần phải có hoạt động thăm khám trực tiếp, trong đó quan trọng nhất là phải chụp film (Xray hoặc CT) để quan sát cấu trúc răng – hàm.
ĐIỀU TRỊ RĂNG HÔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG
Niềng răng hô là phương pháp áp dụng chủ yếu và phổ biến nhất trong các phương pháp điều trị hiện tượng hô. Bác sĩ Bùi Tuấn Anh sẽ trả lời cho 9 câu hỏi phổ biến nhất về phương pháp niềng răng hô:
1. Niềng răng hô áp dụng với trường hợp hô nào?
Niềng răng để khắc phục tình trạng hô là phương pháp phổ biến nhất và có thể áp dụng cho các trường hợp hô do răng và hô do cả hàm và răng.
Với trường hợp hô do răng (đây là trường hợp phổ biến nhất) thì niềng răng sẽ giải quyết triệt để hiện tượng hô. Còn đối với trường hợp hô do cả răng và hàm thì niềng răng cũng mang lại hiệu quả cao, nếu bị hô không nghiêm trọng thì sẽ giải quyết tình trạng tương đối triệt để, còn nếu hô quá nghiêm trọng mà nguyên nhân phần lớn là do hàm thì sẽ giúp khắc phục bớt tình trạng hô vì niềng răng không chỉ thay đổi cấu trúc răng mà còn thay đổi phần nào cấu trúc hàm.

Với trường hợp hô do hàm thì niềng răng sẽ không mang lại hiệu quả.
2. Niềng răng hô như thế nào?
Với các trường hợp hô thì bác sĩ đều phải niềng răng 2 hàm, tức là gắn mắc cài vào cả 2 hàm và dùng lực kéo – đẩy của mắc cài để di chuyển dần răng cũng như thay đổi cấu trúc hàm. Từ đó, theo thời gian răng sẽ đều và khắc phục triệt để hiện tượng hô.
3. Mắc cài nào được sử dụng trong niềng răng hô?
Mắc cài sử dụng trọng niềng răng hô cũng giống như mắc cài của mọi trường hợp niềng răng khác (răng lệch lạc, răng móm, răng thưa). Và hiện nay có 4 hình thức:
- Niềng răng hô bằng mắc cài kim loại
- Niềng răng hô bằng mắc cài sứ (trong suốt)
- Niềng răng hô bằng mắc cài mặt trong
- Niềng răng hô Invisalign (niềng răng không mắc cài mà sử dụng khay niềng răng trong suốt)
4. Niềng răng hô hiệu quả như thế nào sau khi niềng răng hoàn thành?
- Hiện tượng hô được khắc phục
- Răng khỏe mạnh, ăn nhai bình thường
- Khớp cắn chuẩn, tương thích hài hòa giữa cung răng hàm trên và hàm dưới
- Cung răng và cũng hàm tương thích hài hòa với nhau
- Nâng cao thẩm mỹ khuôn mặt hài hòa hơn.
5. Niềng răng hô có phải nhổ răng hay không?
Thông thường, các trường hợp niềng răng hô đều phải nhổ bỏ răng, số lượng răng cần nhổ và nhổ ở vị trí nào sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp

6. Độ tuổi nào thì nên niềng răng hô? Và độ tuổi nào là lý tưởng nhất để niềng răng hô?
Niềng răng hô đều có thể áp dụng với các trường hợp nhỏ tuổi cho đến lơn tuổi, ví dụ như nhiều trường hợp 40 tuổi nhưng vẫn niềng răng hô hiệu quả.
Nhưng độ tuổi lý tưởng để niềng răng hô hay niềng răng nói chung là từ 12 – 20 tuổi. Các bé từ 12 – 16 tuổi thì lại càng tốt hơn, thời gian sẽ được rút ngăn rất nhiều. Đơn giãn là ở độ tuổi này, cấu trúc xương hàm vẫn còn “mềm”, việc di chuyển răng đương nhiên là thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn, tiết kiệm chi phí hơn.
7. Thời gian niềng răng hô trong bao lâu?
Tùy thuộc vào mức độ hô nặng hay nhẹ và độ tuổi của người niềng răng mà thời gian niềng răng sẽ kéo dài từ 1 năm – 3 năm. Chỉ khi nào có film chụp và hoạt động thăm khám trực tiếp mới có thể khảng định chính xác về thời gian hoàn thành việc niềng răng hô.

8. Quy trình niềng răng hô được thực hiện như thế nào?
Dù đối với trường hợp hô nặng hay hô nhẹ, hô ít răng hay nhiều răng, hô một hàm hay cả hai hàm thì việc niềng răng vẫn phải được thực hiện theo quy trình niềng răng cơ bản như sau:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng răng và xương hàm
Đây là bước đầu tiên vô cùng quan trọng trong quy trình niềng răng hô, đòi hỏi phải thật kỹ lưỡng và chuẩn xác.Bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng, xương hàm bằng cách chụp phim Xquang toàn hàm, phim chóp để có được các thông số chi tiết.
Bước 2: Lên phác đồ điều trị
Dựa trên những thông số có được từ bước thăm khám và kiểm tra, bác sỹ sẽ tính toán hướng di chuyển của răng, lực đẩy tăng giảm theo từng giai đoạn cụ thể cho đến khi đạt kết quả cuối cùng. Đây là một bước rất quan trọng, xuyên suốt quy trình niềng răng hô và có thể linh động, thay đổi trong quá trình thực hiện.
Bước 3: Gắn mắc cài và tạo lực siết di chuyển răng
Bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài niềng răng, bác sĩ sẽ điều chỉnh các lực kéo – đẩy ban đầu vừa đủ sao cho bệnh nhân không cảm thấy khó chịu mà răng vẫn di chuyển đúng kế hoạch.

Bước 4: Khám định kỳ và theo dõi sự di chuyển của răng
Sau khi đeo mắc cài cho bệnh nhân, bác sỹ sẽ đặt lịch tái khám cũng như hướng dẫn tự chăm sóc tại nhà và bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm khắc. Song song với việc tái khám định kỳ để tăng giảm lực xiết hoặc thay khí cụ, bác sỹ và bệnh nhân sẽ giữ liên lạc thường xuyên qua điện thoại để trao đổi tình hình và kịp thời xử lý những tình huống bất thường trong quy trình niềng răng hô.
Bước 5: Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì, tái khám định kỳ
Khi thời gian dự kiến kết thúc niềng răng hô, răng đã về vị trí mong muốn và đạt độ thẩm mỹ cao nhất, bác sỹ sẽ tiến hành tháo mắc cài và thiết kế hàm duy trì, chỉ định bệnh nhân đeo thêm trong một khoảng thời gian ngắn để đảm bảo ổn định vị trí, không tái phát.
9. Chi phí niềng răng hô khoảng bao nhiêu?
Chi phí niềng răng hô là tùy thuộc rất nhiều vào 3 yếu tố:
- Mức độ hô nặng hay nhẹ
- Độ tuổi của người niềng răng hô
- Loại mắc cài được sử dụng và bảng giá của từng nha khoa.
Nếu răng hô nhẹ, độ tuổi trẻ thì có thể chi phí chỉ giao động từ từ 15 – 20 triệu. Nếu răng hô nặng và độ tuổi còn trẻ hoặc răng hô nhẹ nhưng độ tuổi lớn thì chi phí có thể giao động từ 25 – 30 triệu. Còn nếu răng hô nặng và độ tuổi đã lớn thì chi phí có thể từ 30 – 40 triệu. Còn nếu với mắc cài sứ thì chi phí có thể cao hơn chi phí niềng răng mắc cài kim loại từ 10 – 15 triệu tùy theo nha khoa.
LỜI KHUYÊN TỪ BÁC SĨ CHUYÊN GIA
Bác sĩ Bùi Tuấn Anh đưa ra một số lời khuyên khi niềng răng:

Thứ nhất, niềng răng càng sớm càng tốt: nếu các bé ở độ tuổi trẻ trên 12 tuổi thì nên được khám để niềng răng sớm. Thậm chí các bé dưới 12 tuổi hoặc kể cả đang trong giai đoạn răng hổn hợp (đang thay răng) nếu phát hiện dấu hiệu bị hô răng thì cũng nên nhanh chóng đến nha khoa để khám và có các giải pháp điều trị sớm như đeo hàm trainer (hàm trainer là một loại khí cụ dẫn hướng mọc răng sao cho răng mọc đúng mong muốn.
Thứ hai, người lớn tuổi kể cả trên 30 cho đến 40 tuổi vẫn niềng răng được và hiệu quả. Chứ không phải lớn tuổi rồi thì không thể niềng răng. Tại chuyên khoa niềng răng Peace Dentistry mà Tôi đang làm việc, rất nhiều trường hợp trên 30 tuổi nhưng niềng răng vẫn đạt hiệu quả cao.
Thứ ba, niềng răng không đau đớn hay phiền toái như mọi người vẫn nghĩ. Với các cộng nghệ hiện đại và tay nghề bác sĩ tốt, nhiều kinh nghiệm thì niềng răng không gây đau hay khó chịu như chúng ta tưởng. Thời gian đầu đeo mắc cài đương nhiên chúng ta sẽ hơi cảm thấy khó chịu, nhưng sau đó khi đã quen thì mọi việc lại rất thoải mái và nhẹ nhàng. Do vậy, đừng lo lắng mà hãy mạnh dạn niềng răng.
Thứ tư, niềng răng hô hay niềng răng nói chung thì đòi hỏi rất cao ở người bác sĩ. Bác sĩ niềng răng ngoài các đào tạo chính quy tại bậc đại học đều phải trải qua các khóa đạo tạo chuyên sâu với thời gian từ 2 năm trở lên, có chứng chỉ niềng răng, có kinh nghiệm. Do đó, Khách hàng hãy thận trọng khi lựa chọn nha khoa và bác sĩ niềng răng.