Mất răng và hiện tượng tiêu xương sau mất răng

Mất răng có nhiều nguyên nhân: răng rụng do lớn tuổi, mất răng do bệnh nha khoa, do ngoại lực tác động…Sau khi mất răng chúng ta thường thấy các hiện tượng: nướu hạ thấp (tụt nướu), các răng kế cận xô lệch dần hoặc thưa, hoặc có sự thay đổi về khuôn mặt. Lý do vì sao? Điều gì đã diễn ra khi chúng ta mất răng?

Bài viết sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về hiện tượng mất răng và những thay đổi ở cấu trúc răng – xương hàm – khuôn mặt. Đồng thời, giải pháp tối ưu nào cần thực hiện sau khi mất răng.

(Bài viết được sự hỗ trợ tư vấn từ Ths.Bs Thân Trọng Nguyên – Hiệp hội cấy ghép nha khoa Tp.HCM)

MẤT RĂNG VÀ HIỆN TƯỢNG TIÊU XƯƠNG HÀM

Cấu trúc của răng trong xương hàm như thế nào?

Chân răng được bao bọc xung quanh là ổ xương chân răng, ổ xương chân răng là một phần cấu trúc xương hàm. Ổ xương chân răng giúp chân răng vững chắc trong xương hàm. Với người lớn tuổi thì tiêu xương diễn ra trước làm cho chân răng lung lay và rụng răng.

Hiện tượng tiêu xương khi mất răng:

Khi chúng ta mất răng thì thì ổ xương chân răng ở xung quanh bắt đầu có hiện tượng tự tiêu (suy giảm về khối lượng) chúng ta có thể xem hình ảnh sau để thấy rõ.

(Sau khi mất răng, hiện tượng tiêu xương bắt đầu diễn ra)
(Theo thời gian, xương hàm tại vị trí mất răng tiêu dần, suy giảm khối lượng và mỏng đi)

NHỮNG HIỆN TƯỢNG DIỄN RA KHI TIÊU XƯƠNG DO MẤT RĂNG

Khi mất răng (rụng răng) mà không có giải pháp ngắn chặn quá trình tiêu xương (như cấy ghép Implant) thì ổ xương chân răng chắc chắn sẽ bị tiêu dần theo thời gian. Tiêu xương sẽ dẫn đến các hiện tượng gì và ảnh hưởng thế nào đến răng miệng, hàm và khuôn mặt?

(Tiêu xương do mất răng dẫn đến sự di chuyển các răng kế cận và có thể di chuyển làm xô lệch nhiều răng hoặc hiện tượng thưa răng)

Tiêu xương sẽ dấn đến các vấn đề sau:

1. Tiêu xương dẫn đến tụt nướu

Khi tiêu xương thì nướu ở vị trí răng bị mất sẽ bị tụt sâu xuống, tiêu xương càng nhiều thì nướu tụt càng nhiều. Đó là hiện tượng mà chúng ta thấy rất rõ là sau khi mất răng (rụng răng) nướu bắt đầu hạ thấp dần.

2. Tiêu xương dẩn đến sự di chuyển và xô lệch của các răng kế cận và thậm chí nhiều răng

Khi xương tại vị trí mất răng bị tiêu dẫn đến các răng kế cận di chuyển dần về phía răng bị mất. Sự di chuyển đó gây nên hiện tượng sau:

Làm răng kế cận có thể bị suy yếu

Răng di chuyển tạo nên hiện tượng xô lệch hoặc thưa các răng kế cận

Như một phản ứng dây chuyền, từ việc di chuyển các răng kế cận răng mất sẽ xô lệch các răng liên tiếp nhau, từ đó có thể tạo nên hiện tượng: nhiều răng xô lệch hoặc trở nên thưa.

(Thực tế một trường hợp mất răng hàm dẫn đến tiêu xương, răng 2 bên di chuyển và xô lệch – Hình ảnh cung cấp bởi Nha khoa Peace Dentistry)

3. Răng đối diện với răng mất sẽ có hiện tượng “dài ra”

Khi bạn mất răng ở hàm dưới thì răng đối diện với nó ở hàm trên sẽ có xu hướng hạ thấp và dài ra. Ngược lại khi mất răng ở hàm trên thì răng đối diện ở hàm dưới có xu hướng dài ra và mọc phát triển lên trên. Hiện tượng này gây rất nhiều khó khăn và bất tiện khi ăn nhai.

4. Biến đổi xương hàm từ đó biến đổi cấu trúc khuôn mặt

Tiêu xương khi mất răng làm cho xương hàm mỏng đi, từ đó dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc khuôn mặt như hóp má. Đặc biệt, khi chúng ta mất nhiều răng thì hiện tượng tiêu xương sẽ diễn ra trên toàn hàm từ đó gây nên hiện tượng móm và làm cho chúng ta trở nên già đi trông thấy

(Khi mất nhiều răng, tiêu xương dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc khuôn mặt như hóp má, móm)

Như vậy có thể tổng hợp lại: Khi mất răng nếu không giải pháp ngăn chặn tiêu xương thì chắc chắn quá trình tiêu xương sẽ diễn ra. Và quá trình tiêu xương sẽ dẫn đến các hiện tượng: tụt nướu, xô lệch các răng kế hoặc thậm chí xô lệch, thưa răng trên toàn hàm hoặc nhiều răng, nếu mất nhiều răng sẽ có sự thay đổi lớn về cấ trúc xương hàm và làm thay đổi khuôn mặt.

QUÁ TRÌNH TIÊU XƯƠNG SAU KHI MẤT RĂNG DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

Quá trình tiêu xương sẽ diễn ra theo nguyên lý sau:

  • Thời gian đầu sau khi mất răng, quá trình tiêu xương diễn ra nhanh (1 năm đầu là nhanh nhất), sau đó quá trình tiêu xương sẽ chậm dẫn cho đến một thời điểm quá trình tiêu xương gần như không diễn ra nữa.
  • Đối với mất răng ở người trẻ tuổi thì quá trình tiêu xương sẽ diễn ra nhanh hơn so với người lớn tuổi.

GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA TIÊU XƯƠNG SAU KHI MẤT RĂNG BẰNG CẤY GHÉP IMPLANT

Theo Ths.Bs Thân Trọng Nguyên (Hiệp hội Implant quốc tế, Trưởng chuyên khoa Implant nha khoa Peace Dentistry Tp.HCM):

Giải pháp để ngăn chặn hiện tượng tiêu xương đó là Cấy ghép Implant (trồng răng giả bằng phương pháp cấy ghép Implant). Đây là phương pháp trồng răng giả hiện đại và được xem là ưu việt nhất hiện nay.

(Mô phỏng về cấy ghép Implant để trồng răng giả cố định sau khi mất răng)

Một trụ Implant bằng chất liệu titanium được cấy ghép vào xương hàm tại vị trí mất răng, sau đó, một mão sứ (răng sứ) được cố định lên trụ Implant. Như vậy, trụ Implant sẽ đóng vai trò chân răng còn mão sứ đóng vai trò chân răng. Với giải pháp này vừa giúp khôi phục lại răng một cách từ chân răng đến thân răng đồng thời ngăn chặn hiện tượng tiêu xương hàm.

Răng giả Implant mang lại chức năng ăn nhai gần như răng thật, tính thẩm mỹ cao, ngăn tiêu xương do mất răng và đặc biệt sử dụng gần như trọn đời…đó là lý do vì sao phương pháp trồng răng giả này đang được ưa chuộng nhất hiện nay.

VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP MẤT RĂNG VÀ ĐÃ BỊ TIÊU XƯƠNG RỒI THÌ GIẢI PHÁP NHƯ THẾ NÀO?

Theo Ths.Bs Thân Trọng Nguyên cho biết:

Với các trường hợp mất răng một thời gian và đã bị tiêu xương thì vẫn hoàn toàn có thể trồng răng giả bằng phương pháp cấy ghép Implant.

  • Nếu mất răng nhưng tiêu xương chưa nhiều (tức tiêu xương nhưng xương hàm vẫn còn dày) thì cấy ghép impalnt một cách bình thường.
  • Nếu mất răng và tiêu xương nhiều (xương hàm không còn đủ dày) thì lúc đó sẽ cần tiến hành cấy ghép Implant và ghép xương. Quá trình ghép xương để cấy ghép Implant cũng không quá phức tạp, nó có thể diễn ra còng lúc với cấy ghép Implant.
(Ghép xương nhân tạo để cấy ghép Implant cho các trường hợp mất răng và tiêu xương nhiều)
(Kỹ thuật ghép xương trong cấy ghép Implant cũng diên ra không quá phức tạp và rất phổ biến với các trường hợp mất răng lâu năm và tiêu xương nghiêm trọng)
  • Nếu mất răng và tiêu xương quá nghiêm trọng (xương hàm còn quá mỏng) thì có thể lúc này không thể cấy ghép Implant được nữa mà phải tính đến các giải pháp trồng răng giả khác như cầu răng sứ hoặc răng tháo lắp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *