Bệnh viêm nha chu: kiến thức từ A – Z

Bệnh nha chu (viêm nha chu) là một loại bệnh cũng khá phổ biến tại Việt Nam nhưng lại là thuật ngữ rất xa lạ với nhiều người. Nhưng bệnh viêm nha chu là một căn bệnh rất nguy hiểm dẫn đến hàng loạt vấn đề: viêm nhiễm gây đau nhức, hôi miệng, nặng hơn là tiêu xương hàm, tụt nướu, răng lung lay, mất răng…Bệnh còn dẫn đến các tác hại khác cho sức khỏe.

Bác viết này với sự tư vấn của Bác sĩ Cấn Mỹ Trang sẽ cung cấp những kiến thức không thể bỏ qua về bệnh viêm nha chu:

  • Nha chu là gì và vai trò của nha chu?
  • Bệnh viêm nha chu và dấu hiệu nhận biết?
  • Những nguy hiểm của bệnh viêm nha chu mà chúng ta phải hết sức đề phòng
  • Giải pháp điều trị bệnh viêm nha chu
  • Nguyên nhân và phòng ngừa bệnh viêm nha chu.

NHA CHU LÀ GÌ VÀ VAI TRÒ CỦA NHA CHU?

Nha chu là gì?

Nha chu là tổ chức xung quanh răng giúp bảo vệ răng và đảm bảo chức năng thẩm mỹ răng. Các tổ chức quanh răng này bao gồm như: lợi (nướu), men chân răng, xương ổ răng và dây chằng quanh răng.

Nha chu có vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe răng và thẩm mỹ răng:

  • Nướu ôm sát răng để bảo vệ các mô dễ nhạy cảm bên dưới và ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập làm hại răng.
  • Xương ổ răng, men chân răng và dây chằng giúp răng vững chắc trong xương hàm đồng thời phân tán, hấp thu các lực thông thường khi nhai.
  • Vài trò thẩm mỹ

BỆNH VIÊM NHA CHU LÀ GÌ ?

Vậy viêm nha chu là gì ?

Bệnh viêm nha chu là hiện tượng viêm các mô vùng nha chu, có thể hiểu đơn giản là tình trạng nhiễm trùng bắt đầu từ nướu lan dần xuống các cấu trúc bên dưới của mô nha chu. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng có thể khiến nướu mất bám dính vào răng, xương ố răng sẽ bị tiêu hủy và các túi nha chu hình thành.

Túi nha chu là một túi dạng rỗng được hình thành ở giữa nướu và răng gây suy giảm toàn bộ chức năng của nha chu, đây là giai đoạn bệnh nha chu lúc này đã trở nên nghiêm trọng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nha chu và các giai đoạn bệnh?

Các triệu chứng của bệnh nha chu có thể khác nhau tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh:

  • Chảy máu khi chải răng
  • Lợi sưng đỏ, dễ chảy máu
  • Mảng bám răng và cao răng bám trên bề mặt răng, nhất là vùng cổ răng.
  • Hơi thở hôi
  • Ấn vào túi lợi có thể thấy dịch hoặc mủ chảy ra
  • Răng lung lay, di lệch, cảm giác đau khó nhai.

Nói chung, nếu bạn có hiện tượng viêm nướu, sung đau nướu kéo dài thì bạn đã có thể đang mắc bệnh nha chu.

Các giai đoạn của bệnh viêm nha chu:

BỆNH VIÊM NHA CHU NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

Bệnh nha chu hay viêm nha chu là loại bệnh răng miệng nguy hiểm bậc nhất nhưng lại là lại loại bệnh được chủ quan nhất và cũng do đó mà rất phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể đang một giai đoạn sớm của bệnh này. Vậy bệnh nha chu nguy hiểm như thế nào?

Trước hết, với sức khỏe răng miệng, bệnh viêm nha chu sinh ra các vấn đề sau:

  • Gây ra các vấn đề răng miệng: sưng viêm nướu gây đau nhức dai dẳng,
  • Tuột nướu và hở một phần chân răng
  • Viêm nha chu hủy hoại các mô nâng đỡ và bảo vệ răng gây nên hiện tượng răng suy yếu, hư men răng, răng bắt đầu lung lay
  • Tình trạng nặng dần dẫn tới việc răng lung lay nhiều, ăn nhai khó khăn và mất răng sớm.
  • Chỗ mô bị tổn thương dễ tích tụ nhiều vi khuẩn, sinh ra mùi hôi miệng khó chịu.

Ngoài ra, bệnh nha chu tiến triển lâu ngày không điều trị không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng mà còn gây nên nguy cơ của nhiều bệnh khác như: đau vùng thái dương, tim mạch, nhiễm khuẩn huyết, tiểu đường, bệnh về đường hô hấp, sinh non nhẹ cân…

(Viêm nha chu nhẹ: Viêm sưng nướu, chảy máu chân răng, đau nhức…khi không điều trị kịp thời…)
(…dấn đến viêm nha chu năng hơn, vùng viêm lan rộng, đau khi nhai và chân răng bắt đầu suy yếu…)
(Viêm nha chu nặng: nướu tuột do tiêu xương, chân răng yếu và lung lay, khả năng mất răng là rất cao)

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH NHA CHU

Nguyên nhân hàng đầu và cũng là nguyên nhân mà vô cùng phổ biến ở mỗi người đó là vôi răng và thói quen chăm sóc răng hàng ngày.

Vôi răng là chỗ lý tưởng nhất để vi khuẩn tích tụ và phát triển, vi khuẩn trong vôi răng bắt đầu từ nướu lan dần xuống các cấu trúc của mô nha chu bên dưới, làm tụt nướu, tiêu hủy xương ổ răng, và hình thành túi nha chu. Mà vôi răng thì lại hình thành liên tục cũng như nhận được sự chủ quan của chúng ta và đó là lý do vì sao bệnh viêm nha chu trở nên phổ biến.

(Vôi răng là một trong những nguyên nhân chính dấn đến bệnh nhà chu)

Một số nguyên nhân khác gây bệnh nha chu cần kể đến:

  • Hút thuốc lá
  • Tiểu đường tuýp 2
  • Béo phì
  • Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ (như khi có kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh) có thể làm cho nướu nhạy cảm hơn
  • Điều kiện ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch
  • Một số loại thuốc làm giảm lưu lượng nước bọt trong miệng
  • Dinh dưỡng kém, bao gồm thiếu vitamin C

ĐIỀU TRỊ BỆNH NHA CHU NHƯ THẾ NÀO?

Phương pháp điều trị bệnh nha chu tùy theo giai đoạn và tình trạng thực tế mà có thể theo các phác đồ sau: (tham khảo tại chuyên khoa nha tổng quát, hệ thống nha khoa Peace Dentistry)

1. Điều trị khẩn cấp

  • Khi ở vùng nướu lợi hoặc niêm mạc có ổ mủ (áp-xe), sẽ có chỉ định điều trị khẩn cấp.
  • Biểu hiện thường là sưng đỏ niêm mạc, đau nhiều hay ít, sờ thấy phập phều. Ổ mủ có thể tạm thời khỏi khi bệnh nhân tự dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, nhưng bệnh vẫn tồn tại và đi vào trạng thái mạn tính, sau đó thỉnh thoảng bộc phát cơn cấp tính, cứ tái diễn theo chu kỳ và ngày càng trầm trọng.

2. Điều trị không phẫu thuật

  • Chỉnh sửa hoặc thay thế tất cả những miếng trám và phục hình không đúng kỹ thuật.
  • Đánh giá và chỉ định răng cần nhổ (không thể giữ được).
  • Cố định răng (nếu răng lung lay).
  • Thực hiện phục hình tạm thời (nếu cần thiết).
  • Cạo cao răng – xử lý mặt gốc răng
  • Chấm các thuốc sát khuẩn, chống viêm.

3. Điều trị phẫu thuật

  • Phẫu thuật chỉ áp dụng khi đã áp dụng các biện pháp điều trị thông thường nhưng bệnh không có dấu hiệu đáp ứng. Thường có các loại sau:
  • Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu: Làm giảm độ sâu túi nha chu, thuận lợi cho việc vệ sinh làm sạch mảng bám vi khuẩn trên răng.
  • Phẫu thuật tái tạo: Xương và mô nha chu bị phá hủy tạo thành túi nha chu xung quanh răng. Các túi nha chu ngày càng sâu, chứa đựng nhiều vi khuẩn và tiêu hủy thêm nhiều xương và mô nha chu làm cho răng lung lay nhiều. Sau phẫu thuật, một phần xương và mô nha chu có thể tái tạo trở lại.
  • Phẫu thuật ghép mô mềm: Chân răng bị bộc lộ là hậu quả của sự tụt lợi. Phẫu thuật ghép mô mềm sẽ phục hồi những hư hại và ngăn chặn sự tụt lợi tiếp tục dẫn đến sự phá hủy mô lợi và xương quanh răng. Phẫu thuật có thể tiến hành ở 1 hoặc nhiều răng đem lại sự hài hòa của đường viền lợi và cải thiện tình trạng ê buốt răng.

4. Điều trị duy trì

Sau khi áp dụng các phương pháp điều trị tích cực và bệnh ổn định, người bệnh cần được kiểm tra, theo dõi, thăm khám định kỳ và áp dụng điều trị duy trì nhằm mục đích kiểm soát, ngăn ngừa bệnh tái phát và tiến triển.

CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU

Tham khảo tại một số nha khoa uy tín tại Tp.HCM như: Bệnh viện Răng Hàm Mặt, Tp.HCM, Nha khoa Peace Dentistry, Nha khoa Dr.Hùng, Nha khoa Minh Khai, Nha khoa Lan Anh…thì chi phí điều trị viêm nha chu chia làm 3 mức:

  • Điều trị viêm nha chu không phẩu thuật (nạo túi nha chu, vệ sinh vùng viêm nhiễm khác, kê Toa uống, theo dõi) chi phí điều trị bệnh nha chu giao động từ 500.000 – 1000.000đ
  • Điều trị nha chu có phẩu thuật: Chi phí giao động từ 1.500.000 – 3000.000đ
  • Tái tạo xương hoặc tái tạo mô nha chu bằng kỹ thuật ghép nướu, ghép xương: chi phí có thể giao động từ 1000.000 – 6.000.000 (trong đó, các ca có ghép xương sẽ có chi phí cao hơn nhưng không nhiều ca điều trị được chỉ định ghép xương)

PHÒNG TRÁNH BỆNH VIÊM NHA CHU BẰNG CÁCH NÀO?

Bệnh viêm nhà chu rất phổ biến tại Việt Nam. Cụ thể tại Chuyên nha Nha khoa tổng quát, hàng ngày đều có từ 10 – 15 ca điều trị bệnh viêm nha chu. Vậy cách nào để phòng tránh loại bệnh nguy hiểm nhưng lại phổ biến này ?

(Cạo vôi răng siêu âm và khám định kỳ là cách tốt nhất cho sức khỏe răng miệng và phòng tranh viêm nha chu)
  • Vệ sinh răng miệng tỉ mĩ hơn và đúng cách: Đánh răng mỗi khi ăn xong và đánh răng đúng cách (chải theo chiều dọc, lưu ý các vị trí nằm khuất, sát nướu hay các kẻ răng, nhưng cũng không đánh răng quá lâu)
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch ở các kẻ răng. Chỉ nhà khoa là một lựa chọn vệ sinh răng hiệu quả và nên tạo thói quen này
  • Có thể kết hợp súc miệng bằng nước muối ấm pha loảng hoặc các loại nước súc miệng được nha sĩ khuyên dùng
  • Đặc biệt quan trọng: Cần phải cạo vôi răng định kì và kiểm tra răng miệng định kỳ, tốt nhất là 6 tháng 1 lần. Đây là cách hửu hiệu nhất để phòng bệnh nha chu và các loại bệnh răng miệng khác.
  • Khi có hiện tượng sưng, đau nướu hay thường xuyên chảy máu chân răng cần đến ngay nha sĩ để kiểm tra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *