3 phương pháp trám răng thẩm mỹ hiệu quả

Trám răng thẩm mỹ là phương pháp trám răng hiện đại mà yêu cầu đặt ra là vừa đảm bảo được việc phục hình răng vừa mang tính thẩm mỹ cao. Phương pháp bằng cách kết hợp các chất liệu trám như composite nha khoa, sứ nha khoa và các công nhệ như chiếu laser hoặc chiếu đèn Halogen Quang trùng hợp, hoặc công nghệ chế tác răng sứ.

Sau đây, bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (thành viên hiệp hội thẩm mỹ nha khoa Hoa Kỳ SC/ADA) sẽ chia sẽ về 3 phương pháp trám răng thẩm mỹ phổ biến và ưu việt nhất hiện nay và các trường hợp áp dụng.

CÁC TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG TRÁM RĂNG THẨM MỸ

Trám răng thẩm mỹ áp dụng cho các trường hợp răng bị tổn thương như: sâu răng, mẻ răng, gãy răng, mòn cổ chân răng, một số trường hợp răng thưa hoặc răng hở kẻ. Tùy vào trường hợp răng bị khuyết điểm gì và khả năng tài chính của khách hàng để chọn một trong các phương pháp trám răng thẩm mỹ sau:

TRÁM RĂNG THẨM MỸ BẰNG CÔNG NGHỆ HALOGEN QUANG TRÙNG HỢP VỚI CHẤT LIỆU COMPOSITE NHA KHOA

Trám răng thẩm mỹ bằng phương pháp halogen quang trùng hợp với chất liệu trám composite thực hiện như thế nào?

Với phương pháp này bác sĩ sẽ dùng chất liệu trám là Composite nha khoa ở dạng sệt với nhiều lọa màu sắc khác nhau sao cho trùng khớp với màu răng thật. Chất liệu composite này được đưa lên vị trí răng bị tổn thương (cần trám) sau đó tạo hình để khôi phục hình thể của răng sao cho thẩm mỹ nhất (giống răng thật). Cuối cùng, Bác sĩ sẽ dùng đèn Halogen quang trùng hợp để chiếu vào vị trí răng được trám để làm đông cứng chất liệu trám đồng thời cố định chắc chắn chất liệu trám vào răng thật.

Răng đã được khôi phục về hình thể và có màu sắc tương đồng răng thật, răng chúng ta đã được khôi phục mà gần như không khác nhiều so với răng thật thẩm mỹ với chức năng ăn nhai tốt.

Phương pháp trám răng bằng đèn halogen quang trùng hợp và composite được áp dụng rất phổ biến cho các trường hợp: răng sâu, răng mẽ, răng gãy, răng thưa, răng hỏ kẻ hoặc mòn cổ chân răng.

Ưu điểm:

  • Thẩm mỹ rất cao
  • Chi phí thấp chì từ vài trăm ngàn cho 1 răng được trám
  • Thực hiện nhanh, không gây đau ê, và không tổn hại các mô răng thật

Nhược điểm:

Thời gian sử dụng không lâu dài: nếu trám răng composite cho các tổn thương không quá lớn thì thời gian sẽ được khá lâu dài, nhưng nếu như các vị trí tổn thương là nghiêm trọng (sâu vỡ nhiều răng, răng thưa nhiều, răng hở cổ chân răng, gãy nhiều) cùng với các thói quen ăn nhai thức ăn cứng, chăm sóc răng không tốt thì thời gian sử dụng là khá ngắn có thể từ 2 – 5 năm.

TRÁM RĂNG LASER VỚI CHẤT LIỆU COMPOSITE NHA KHOA

Trám răng laser với chất liệu composite nha khoa thực hiện như thế nào?

Về cơ bản trám răng laser và trám răng bằng công nghệ Halogen quang trùng hợp là khá tương đồng về mặt nguyên lý. Bác sĩ cũng sẽ dùng chất liệu trám là composite dạng sệt đưa lên vị trí cần trám và tạo hình răng, sau đó chiếu laser vào vị trí được trám để làm đông cứng chất liệu trám và cố định chắc chắn chất liệu trám vào răng thật.

Do đó, hiệu quả mai lại là răng được khôi phục về hình thể giống răng thật, màu sắc cũng đồng màu răng thật nên thẩm mỹ cao.

Ưu điểm: thẩm mỹ cao, thực hiện nhanh, chi phí thấp và không gây bất cứ tác động tiêu cực nào cho răng thật hay cơ thể

Nhược điểm: thời gian sử dụng không được lâu dài, có thể giao động từ 2 – 5 năm hoặc lâu hơn nếu khuyết điểm (tổn thương răng) không nghiêm trọng.

TRÁM RĂNG THẨM MỸ INLAY – ONLAY

Trám răng inlay – onlay được xem là công nghệ trám răng ưu việt áp dụng cho các trường hợp răng sâu với lỗ sau lớn, răng vỡ nhiều.

Trám răng inlay – onlay thực hiện như thế nào?

Trám răng inlay – onlay hoàn toàn khác với trám răng laser hoặc halogen quang trùng hợp. Chất liệu trám sử dụng trong phương pháp này là chất liệu sứ nha khoa. Và miếng sứ trám được tạo hình bằng công nghệ chế tác răng sứ như CAD/CAM (chế tác răng sứ dựa trên hệ thống máy tính từ A-Z với độ chính xác lên đến 1/1000 mm)

Quy trình thực hiện trám răng thẩm mỹ inlay – onlay

  • Bước 1: Khám và đánh giá vùng răng bị sâu hay bị vỡ, gãy
  • Bước 2: Làm sạch vùng sâu hay vừng răng bị vỡ
  • Bước 3: Lấy dấu răng (đây là công đoạn giúp cung cấp dữ liệu cho việc chế tác miếng trám sứ (inlay – onlay) được chính xác
  • Bước 4: Cố định miếng trám sứ lên vị trí răng bị sâu vay vỡ, gãy bằng chất liệu kết dính chuyên dụng.

Ưu điểm của phương pháp trám răng thẩm mỹ Inlay – onlay

  • Thẩm mỹ rất cao, răng sau khi trám inlay – onlay hoàn toàn giống răng thật cả về hình thể lẫn màu sắc
  • Không hạn chế về chức năng ăn nhai
  • Thời gian sử dụng rất lâu dài: Nếu chăm sóc tốt răng miệng thì có thể sử dụng trên 10 – 20 năm năm, răng thật được bảo vệ tốt, độ sát khít giữa miếng trám sứ và răng là gần như tuyệt đối nên hoàn toàn không tích tụ thực ăn hay vi khuẩn.
(Một trường hợp tháo bỏ trám amalgam và trám lại bằng phương pháp Imlay – onlay: thảm mỹ cao, sử dụng lâu dài và không hạn chế ăn nhai)

LƯU Ý TỪ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA

Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh có một số lưu ý với khách hàng về việc trám răng thẩm mỹ và một số phương pháp phục hình răng bị tổn thương (sâu, sâu răng dẫn đến viêm tủy, răng gãy, mẻ, răng thưa hay mòn cổ chân răng):

Thứ nhất: với các trường hợp răng đã bị sâu dấn đến viêm tủy thì giải pháp là cần phải chữa tủy rồi phục hình răng sứ (bọc răng sứ) và không nên áp dụng các phương pháp trám răng dù là trám bằng composite, almagam, và kể cả Inlay – onlay.

Các quảng cáo về sự hoàn hảo của việc trám răng thẩm mỹ dành cho các trường hợp đã có viêm tủy hiện nay đều phần lớn là không chính xác và mang tính cường điệu về hiệu quả. Việc trám răng thẩm mỹ khi đã viêm tủy và chữa tủy (lấy sạch buồng tủy cảu răng) sẽ không đủ chức năng bảo vệ được răng khi đã răng sẽ bị thoái hòa và rất dễ vỡ theo thời gian. Giải pháp duy nhất phù hợp là chữa tủy và phục hình răng sứ.

Thứ hai: Với các trường hợp răng thưa, răng hở kẻ, răng mẽ, gãy hoặc vỡ thì ngoài trám răng thẩm mỹ chúng ta cần cân nhắc đến các giải pháp lâu dài hơn như:phục hình răng sứ (bọc răng sứ hoặc mặt dán sứ). Đặc biệt là các trường hợp thưa, hở kẻ răng hoặc răng bị tổn thương nghiêm trọng.

Thứ ba: Lưu ý khi trám răng thẩm mỹ: Trám răng thẩm mỹ thì công nghệ đóng vai trò quan trọng nhưng chất liệu trám mới là yếu tố cần phải đặc biệt lưu ý. Chất liệu trám nếu không tốt vừa không có độ bền, vừa không đảm bảo thẩm mỹ nhưng quan trọng nhất tính an toàn. Do đó, cần đảm bảo chất liệu trám có đủ tiêu chuẩn lưu hành quốc tế, xuất xứ rõ ràng. Khi trám răng chúng ta nên hỏi nha khoa về xuất xứ chất liệu trám và nên chọn các nha khoa uy tín thực sự.