Nhổ răng an toàn và những kiến thức cần biết

Nhổ răng tuy khá đơn giãn và không gây đau cũng như mất mát nhiều. Thế nhưng nếu chúng ta (bao gồm cả khách hàng và bác sĩ) có những chủ quan thì cũng sẽ gây nên những nguy hiểm hoặc bất lợi nhất định. Hiện nay, không ít khách hàng và kể cả nha khoa cũng đang có những sai lầm và bất cẩn trong việc nhổ răng. Bài viết này với sự tư vấn từ Ths.Bs Thân Trọng Nguyên sẽ tư vấn tất cả những kiến thức quan trọng và rất cần thiết mà khách hàng cần biết trước khi nhổ răng

KHI NÀO THÌ NÊN NHỔ RĂNG VÀ KHI NÀO KHÔNG NÊN NHỔ?

Tùy tiện nhổ răng đó là sai lầm phổ biến của rất nhiều khách hàng và kể cả các cơ sở nha khoa. Rất nhiều trường hợp có thể giữ lại được răng nhưng vẫn nhổ răng (phổ biến nhất là nhổ răng sâu). Đó là sai lầm thự sự đáng tiếc.

Khách hàng hay mọi nha sĩ phải luôn ghi nhớ: “Răng thật luôn là răng tốt nhất, chúng ta chỉ nhổ răng khi nó là giải pháp cuối cùng vì các giải pháp khác không mang lại hiệu quả”

(Nhổ răng là một quyết định không nên vội vàng mà cân thăm khám kỹ trước khi đưa ra quyết định)

Trường hợp nào cần nhổ răng?

Chúng ta chỉ nhổ răng trong các trường hợp sau:

  • Răng yếu và bị lung lay nhiều khi lớn tuổi (không còn khả năng giữ lại răng). Lúc này ổ xương chân răng đã bị tiêu quá nhiều, từ đó làm cho răng trở nên lỏng lẻo trên xương hàm và không còn khả năng hồi phục.
  • Răng yếu và lung lay do các bệnh răng miệng dẫn đến tiêu xương hàm, đặc biệt là viêm nha chu. Viêm nha chu là căn bệnh răng miệng nguy hiểm và phổ biến tại Việt Nam, nó làm cho ổ xương chân răng tiêu dần, nướu tuột, viêm nhiễm quanh chân răng. Khi viêm nha chu ở giai đoạn nặng, không còn khả năng điều trị thì buộc phải nhổ răng.
  • Răng viêm tủy nặng và hư hại đến chân răng (có thể là do sâu răng dẫn đến viêm tủy hoặc các chấn thương ở răng như gãy) và chân răng còn lại quá ít thì cũng bắt buộc phải nhổ chân răng. Nhổ răng sâu chỉ khi nào chân răng đã hư nhiều và không còn khả năng phục hình răng.
  • Răng mọc ngầm, mọc lệch quá nhiều (ra ngoài hoàn toàn khỏi cung hàm và việc niềng răng là không khả thi hoặc khách hàng từ chối việc niềng răng), răng mọc thừa.
  • Răng có bệnh lý khối u mà các giải pháp điều trị khác đều không mang lại hiệu quả triệt để.
  • Nhổ răng khi niềng răng
  • Nhổ răng sữa đã đến giai đoạn thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn.
  • Nhổ răng khôn

Các trường hợp không nên nhổ răng

  • Đây là những thông tin vô cùng quan trọng với khách hàng. Có nhiều trường hợp mà phần lớn chúng ta đã vội vàng nghĩ đến giải pháp nhổ răng, nhưng thực tế đó là những trường hợp không cần nhổ răng, vẫn giữ lại được răng thật một cách mạnh khỏe.
  • Răng bị sâu, vỡ nhiều thậm chí vỡ gần hết phần thân răng chỉ còn chân răng thì chúng ta cung chưa nên vội nhổ răng sâu này. Nếu chân răng còn chắc chắn thì chúng ta có thể thực hiện phương pháp phục hình răng sứ trên chân răng này. Như vậy, răng được khôi phục toàn bộ hình thể với sức nhai khỏe, thẩm mỹ cao và chắc chắn. Chi phí cũng không cao.
  • Răng bị viêm tủy, thậm chí là viêm tủy có vỡ nhiều răng thì cũng có thể dùng phương pháp chữa tủy và phục hình răng sứ để khôi phục răng.
  • Răng gãy, vỡ rất nhiều do chấn thương hoặc sâu răng cũng hoàn toàn có thể phục hình răng sứ để giữ lại răng.
  • Răng lung lay không quá nhiều do viêm nha chu: Trường hợp này chúng ta có thể điều trị nha chu đồng thời giúp răng vững chắc trở lại.
  • Răng mọc lệch nhiều: Răng mọc lệch dù là rất nghiêm trọng thì chúng ta vẫn có thể dùng phương pháp chỉnh nha để đưa răng về đúng vị trí thẳng và đều trên cung hàm.

Thông tin thống kê đáng lưu ý: Theo số liệu từ hệ thống nha khoa Peace Dentistry, thống kê trong 1.000 trường hợp mà khách hàng đến với nhu cầu nhổ răng sâu thì đến 60% trường hợp sau khi khám và chụp phim bác sĩ đã không chỉ định nhổ răng bị sâu mà thay vào đó là phục hình răng sứ trên răng bị sâu và đó là giải pháp tối ưu: vẫn giữ được răng, sức nhai khỏe, hình thể răng khôi phục trọn vẹn, tiết kiệm chi phí.

(Một trường hợp khách hàng muốn nhổ răng sâu nhưng bác sĩ lại không chỉ định nhổ răng sâu mà chỉ định phục hình răng sứ)

MỘT SỐ THỜI ĐIỂM KHÔNG NÊN NHỔ RĂNG

Với các trường hợp được chỉ định phải nhổ răng thì cũng cần lưu ý tránh nếu được 4 thời điểm sau:

  1. Đang bệnh và bệnh đó có làm suy giảm hệ thống miễn dịch: Nếu chúng ta nhổ răng thì lúc này hệ thống miễn dịch chúng ta chưa hoạt động tốt làm cho vết thương chậm lành.
  2. Khi vừa ốm dậy: Nhổ răng là kỹ thuật xâm lấn gây ảnh hưởng đau đớn đến xương ổ răng, người vừa ốm dậy sức đề kháng sụt giảm không chống chọi được với cơn đau gây chậm hồi phục. Đồng thời, khả năng đông máu kém khiến việc cầm máu cũng khó khăn hơn, gây biến chứng như viêm, tổn thương vùng hàm mặt rất nguy hiểm cho tính mạng khi không can thiệp kịp thời.
  3. Giai đoạn kinh nguyệt: Thời kỳ “đèn đỏ” nồng độ hormone trong cơ thể tăng cao gây ảnh hưởng tình trạng răng miệng như sưng, viêm nướu… dẫn đến sai lệch kết quả khám, chẩn đoán của các nha sĩ. Thông thường, các bác sĩ sẽ từ chối thực hiện các hoạt động điều trị răng trong giai đoạn này.
  4. Phụ nữ đang mang thai: Phụ nữ đang mang thai có nguy cơ cao mắc các bệnh về răng do lượng canxi trong cơ thể thay đổi liên tục. Nhưng nếu được, chúng ta không nên nhổ răng vào thời điểm này. Còn nếu nhổ thì phải theo chỉ định của bác sĩ và bác sĩ cũng cần đánh giá các yếu tố sức khỏe khác.

Lưu ý: ở đây chúng tôi dùng chữ “không nên nhổ răng”, nghĩa là không phải là không thể nhổ mà là cần phải cân nhắc kỹ khi nhổ. Nếu không quá gấp gáp thì nên hoãn việc nhổ răng. Còn nếu bắt buộc phải nhổ thì vẫn có thể nhổ.

NHỔ RĂNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN

(Nhổ răng cũng cần được thực hiện một cách cẩn trọng, đặc biệt là răng khôn và các răng hàm bị mục chân răng)

Để nhổ răng một cách an toàn tuyệt đối cũng như nhanh lành thương và hạn chế đau thì cần phải được thực hiện với 1 bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn, thực hiện đúng kỹ thuật và tuân theo quy trình của Bộ Y Tế đã hướng dẫn. Một số lưu ý:

  • Phải chụp phim để đánh giá các vấn đề sau: Có nên chỉ định nhổ răng hay không? Cấu trúc chân răng như thế nào, có các hiện tượng đặc biệt hay không (ví dụ: chân răng quá sát vaof răng kế cận, chân răng gần dây thần kinh, chân răng bất thường…)
  • Thăm khám các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe: Có đang bị bệnh hay không? Có bệnh liên quan đến miễn dịch hay bệnh máu không đông hay không? Có đang trong chu kỳ kinh nghuyệt hay không…
  • Sử dụng thuốc gây tê (nếu có) đúng liều lượng, xuất xứ rõ ràng và có chúng nhận lưu hành toàn cầu.
  • Đảm bảo vô trùng tuyệt đối với các dụng cụ nha khoa tham giao vào việc nhổ răng, đảm bảo vô trùng ở phòng điều trị.
  • Loại bỏ triệt để các phần chân răng, đặc biệt là các trường hợp bị mục chân răng, chân răng vỡ nhiều mẩu nhỏ thì cũng phải được lấy triệt để các mẫu răng này.
  • Khâu vết thương (nếu có, đặc biệt là các trường hợp nhổ răng khôn) cần được thực hiện khéo léo, vết khâu đẹp.
  • Bác sĩ phải kê TOA (nếu cần) và hưỡng dẫn kỹ lưỡng chăm sóc răng sau khi nhổ răng
(Cần phải chụp phim Xray trước khi nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng khôn)

NHỔ RĂNG CÓ ĐAU NHIỀU KHÔNG
VÀ SỰ THẬT VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NHỔ RĂNG HOÀN TOÀN KHÔNG ĐAU?

Nhổ răng có đau nhiều hay không?

Nhổ răng không gây đau nhiều, cầm màu nhanh và vết thương cũng nhanh lành nếu bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật, đúng quy trình, đồng thời bệnh nhân thực hiện đúng hướng dẫn chăm sóc răng. Với nhiều trường hợp bác sĩ đều có gây tê vùng nhổ răng, và sau khi nhổ sẽ có uống thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh.

Do đó, không quá lo lắng về vấn đề nhổ răng có đau hay không.

(Không nên quá lo lắng về việc đau khi nhổ răng, kể cả răng khôn vì hiện nay chugns ta có nhiều giải pháp giảm đau như gây tê, thuốc giảm đau…mặt khác, nhổ răng không gây nhiểu tổn thương)

Sự thật về các phương pháp nhổ răng không đau đang được quảng bá rầm rộ

Nhổ răng là việc lấy răng ra khỏi phần ổ xương và các vùng mô quanh chân răng nên chắc chắn không thể không đau, có thể không đau lúc nhổ do gây tế nhưng sau khi thuốc tê hết tác dụng thì sẽ đau. Bất cứ hiện tượng nào có gây tổn thương mô sinh học và chảy màu thì đều gây đau. Việc quảng bá là nhổ răng hoàn toàn không đau bằng các phương pháp “thần thánh, siêu hiện đại” chỉ là việc tô vẽ, thực tế là không chính xác và không trung thực.

Di nhiên, hiện nay có nhiều phương pháp giúp hạn chế tối đa cảm giác đau trong và sau khi nhổ như: gây tê, thuốc giảm đau, một số kỹ thuật nhổ răng mới giúp hạn chế đau. Nhưng chắc chắn là vẫn có cảm giác đau.

Tóm lại, nhổ răng chắc chắn là có đau và với bác sĩ chuyên môn giỏi và sử dụng các giải pháp giảm đau hiệu quả thì sẽ hạn chế tối đa cảm giác đau. Điều quan trọng nhất vẫn là sự “mát tay” của người bác sĩ. “Mát tay” ở đây là kinh nghiệm, chuyên môn và kỹ thuật tốt, thiết bị hiện đại.

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG SAU KHI NHỔ RĂNG

Để đảm bảo vết thương do nhổ răng không bị chảy máu dai dẳng, nhành lành thương và hạn chế đau, đảm bảo không viêm nhiễm thì khách hàng cần lưu ý các điều sau:

  • Cầm máu sau khi nhổ răng: Bác sĩ sẽ cho khách hàng căn một miềng gạc tại vị trí nhổ răng để giúp cầm màu tốt. Thời gian căn gạc khoảng 20 – 30 phút. Có thể sau khi bỏ gạc ra thì vẫn còn bị rĩ máu trong vài tiếng, đó là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không có gì phải lo lắng
  • Uống thuốc sau khi nhổ răng: Tuân thủ uống thuốc theo TOA bác sĩ kê cho bạn: Giảm giảm đau, kháng sinh, kháng viêm. Uống thuốc đúng liều lượng, đúng giờ và tuyệt đối không tụ ý mua thuốc uống mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế sưng hoặc đau sau khi nhổ răng: Có thể dùng túi chườm, khăn hoặc đồ vật đảm bảo vệ sinh và chườm nóng hoặc lạnh để hạn chế sưng.
  • Ăn uống sau khi nhổ răng: Hạn chế ăn vật dai, cứng và nếu được thì hạn chế nhai vùng răng vừa nhổ 2 -4 ngày để vết thương nhanh lành hơn. Uống nhiều nước hơn. Hạn chế các đò ăn quá nóng, quá lạnh, đồ ngọt, đồ ăn dễ vị vỡ vụn trong miệng (khoai tây, bánh mỳ, bánh quy). Hạn chế chất kích thích: rượu, bia, nước uống có GAS. Nên ăn các thực phẩm giúp quá trình lành thương nhanh: Nước ép dâu, sữa đậu nành, sữa chua
  • Hạn chế hút thuốc, không dùng lưỡi hay tay để rờ, đẩy hoặc tiếp xúc vào vị trí nhổ răng.
  • Vệ sinh, chăm sóc răng: Bạn phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn sau khi nhổ răng. Vẫn đánh răng bình thường và dùng bàn chải lông mềm đánh răng tại các vị trí xung quanh vết thương và kể cả tại vết thương nhưng nhẹ nhành và cẩn thận. Việc không đánh răng xung quanh hay tại ví trí nhổ răng có thể làm thức ăn tích tụ sinh vi khuẩn và răng nguy cơ viêm nhiễm. Tốt nhất là dùng bàn chải lông mềm để đánh răng tại vị trí và xung quanh vị trí nhổ răng.

Có nên súc nước muối sau khi nhổ răng hay không?

  • Không nên súc nước muối ngay sau khi nhổ răng vì như vậy sẽ làm cho máu khó đông hơn, cầm màu kém hơn và có thể kéo dài thời gian rĩ máu. Sau đó, khi vết thương không còn chảy máu (2 ngày sau) bạn có thể súc nước muối để sát khuẩn và giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *